CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP
Hiện nay bệnh Cúm mùa đang gia tăng số mắc trên cả nước, cùng với đó là sự gia tăng các ca bệnh COVID-19 trong thời gian gần đây khi các biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 xuất hiện trong cộng đồng. Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút Cúm gây nên. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn trong không khí khi nói chuyện, ho, hắt hơi... Vi rút vào cơ thể bằng đường mũi họng. Người bị Cúm thường có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Thông thường bệnh tiến triển lành tính và có thể tự hồi phục trong vòng 2 -7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống bệnh Cúm, COVID-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp khác, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin phòng Cúm chủ động trước lúc giao mùa đông-xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết chống lại vi rút gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
- Tiêm vắc xin COVID-19 các mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4) đúng lịch cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 hai mũi cơ bản đạt thấp, không có khả năng bảo vệ cho trẻ. Đề nghị các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Không khạc nhổ bừa bãi.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát, lưu thông không khí, tránh ở những nơi có độ ẩm cao, vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển. Lau chùi các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
- Tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.
- Đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh như sốt, ho, nhức đầu, đau họng,… Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
- Yêu cầu báo giá chủng loại các mặt hàng vật tư y tế (01.08.2023)
- Yêu cầu báo giá chủng loại mặt hàng hóa chất lọc thận nhân tạo (01.08.2023)
- Yêu cầu báo giá chủng loại các mặt hàng vật tư y tế (28.07.2023)
- Yêu cầu báo giá chủng loại các mặt hàng vật tư y tế lọc thận nhân tạo (28.07.2023)
- Yêu cầu báo giá chủng loại các mặt hàng vật tư, hoá chất, sinh phẩm xét ngiệm (28.07.2023)
- Yêu cầu báo giá mua sắm vật tư hoá chất lọc thận năm 2023 - 2024 (E-HSMT) (26.07.2023)
- Yêu cầu báo giá mua sắm vật tư hoá chất lọc thận năm 2023 - 2024 (E-HSMT và E-HSDT) (26.07.2023)
- Thư mời chào giá 2024 (25/07/2023) (26.07.2023)
- Yêu cầu báo giá gói thầu cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế (12.07.2023)
- Yêu cầu báo giá chủng loại các mặt hàng vật tư y tế (11.07.2023)