Bộ Y tế vừa ban hành việc tăng cường truyền thông cảnh báo về lừa đảo, giả mạo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó, để tránh nguy cơ bị lừa đảo tiêm chủng vắc xin giả mạo, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không an toàn, Bộ Y tế khuyến cáo một số nội dung sau:
- Người dân cần cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi và các hình thức quảng cáo khác.
Chỉ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y, dược và các cơ sở, điểm tiêm chủng đủ điều kiện hoạt động.
- Các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu vắc xin cần tiếp xúc đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất vắc xin, hạn chế thông qua các bên trung gian.
- Các loại vắc xin phòng COVID-19 sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế cấp phép có điều kiện sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch.
- Mỗi lô vắc xin khi nhập khẩu về phải được cấp phép lưu hành, kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng.
- Bộ Y tế đã và đang tích cực đàm phán để mua và nhập khẩu số lượng lớn vắc xin để tổ chức tiêm cho tất cả người dân, vắc xin được tiêm chủng miễn phí cho người dân.
Xem chi tiết tại Công văn 4719/BYT-TT-KT
- Bộ Y tế ra mắt app Sức khỏe Việt Nam về dịch do virus corona (18.02.2020)
- Trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 được điều trị miễn phí (17.02.2020)
- Bệnh nhân Li Ding: “Niềm tự hào của Y tế Việt Nam trong điều trị COVID-19” (17.02.2020)
- Bé gái 3 tháng mắc COVID-19: Cách nào phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ? (17.02.2020)
- Xử Lý Nghiêm Người Tung Tin Sai Sự Thật Về Vi Rút Corona (07.02.2020)
- Thành lập 45 Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch Corona (07.02.2020)
- Các Biện Pháp Giảm Nguy Cơ Mắc Chủng Virus Corona Mới (31.01.2020)
- Cấp cứu thành công trường hợp ngôi ngang, sa dây rốn (27.12.2019)
- Hướng dẫn về cấp giấy chứng sinh cho trẻ sinh ngoài bệnh viện (16.10.2019)
- Lễ bàn giao máy lọc thận nhân tạo năm 2019 (11.10.2019)