QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG, MỨC HỖ TRỢTỪ QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Ngày 16/8/2019, UBND tỉnh BR-VT ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-UBND Quy định về đối tượng, mức hỗ trợ từ Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh BR-VT, cụ thể như sau:
1. Đối tượng thụ hưởng
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
- Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.
- Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước;
- Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh: lao, HIV/AIDS, phẫu thuật khuyết tật hàm mặt, phẫu thuật khuyết tật vận động, phẫu thuật đục thủy tinh thể gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí đối với phần người bệnh phải chi trả khi điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước.
2. Mức hỗ trợ
Một - Hỗ trợ tiền ăn bằng 3% mức lương cơ sở/người bệnh/ngày cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 của Quyết định này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên.
Hai - Hỗ trợ tiền đi lại tính theo quãng đường thực tế từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 của Quyết định này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển thực tế và giá xăng, dầu tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển thực tế và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh.
Ba- Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 của Quyết định này phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng (Một trăm ngàn đồng) trở lên. Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở/người bệnh/lần hỗ trợ (10 tháng lương cơ sở được hiểu là 10 x mức lương cơ sở) và không quá 04 lần hỗ trợ/người bệnh/năm (không quá 40 tháng lương cơ sở/năm/người bệnh).
Bốn- Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Quyết định này đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1.000.000 (Một triệu đồng) trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế; nếu có thẻ bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều này. Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở/người bệnh/lần hỗ trợ và không quá 04 lần hỗ trợ/người bệnh/năm (không quá 40 tháng lương cơ sở/năm/người bệnh).
3. Để được hỗ trợ, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần xuất trình một trong các giấy tờ sau:
Một- Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) có mã hộ nghèo - người thuộc quy định theo hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
Trong trường hợp chưa được cấp thẻ BHYT mã hộ nghèo hoặc được cấp thẻ BHYT mã khác thì sử dụng một trong các giấy tờ sau để làm cơ sở xác định đối tượng hỗ trợ:
- Giấy xác nhận là người thuộc hộ nghèo do UBND xã/phường/thị trấn nơi đối tượng cư trú cấp;
- Sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) bản sao có chứng thực.
Hai- Thẻ BHYT mã dân tộc – người thuộc diện đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các xã thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn kèm theo chứng minh nhân dân (thẻ căn cước) hoặc sổ hộ khẩu bản sao có chứng thực.
Ba- Thẻ BHYT mã bảo trợ – người thuộc diện được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
- Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi (bản sao có chứng thực).
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
- Tất cả thông tin về BHYT 05 năm liên tục: Ai cũng cần biết (08.08.2019)
- Bảng lương bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sỹ hiện hành (08.08.2019)
- 04 chính sách nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/8/2019 (07.08.2019)
- Tiêm Phòng Cúm- Cách Dự Phòng Bệnh Cúm (10.06.2019)
- Thanh toán chi phí KCB BHYT khi sử dụng dịch vụ theo yêu cầu (11.04.2019)
- Cách để NLĐ tra cứu thời gian đóng BHXH qua điện thoại di động (11.04.2019)
- Các tiêu chí chỉ định điều trị nội trú y học cổ truyền ban ngày (11.04.2019)
- Hướng dẫn về việc đổi mã hưởng BHYT (11.04.2019)
- Triển khai Ngày Pháp luật năm 2019 (11.04.2019)
- Chỉ định điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở y học cổ truyền (22.03.2019)