TIÊM PHÒNG CÚM- CÁCH DỰ PHÒNG BỆNH CÚM
Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người
Bệnh cúm phần lớn biểu hiện ở thể nhẹ và có thể tự hồi phục sau 5 - 7 ngày, tuy nhiên bệnh vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh do tình trạng sốt, hắt hơi, sổ mũi và mệt mỏi kéo dài.
Biến chứng nặng xảy ra chủ yếu ở các bệnh nhân rất nhỏ dưới 2 tuổi hoặc trên 65 tuổi, thai phụ, người bị bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường… Mùa cúm hàng năm thường xảy ra vào những tháng mùa thu, đông; tuy nhiên có thể ghi nhận các ca lẻ tẻ suốt năm.
Có 3 loại virus cúm được ký hiệu là A, B, C. Virus cúm A có khả năng gây bệnh trên người và trên một số động vật khác như các loài chim, heo, ngựa; virus cúm A là một trong hai tác nhân gây ra bệnh cúm mùa hàng năm và có thể gây đại dịch khi xuất hiện những biến chủng; các virus gây cúm gia cầm cũng thuộc nhóm A.
Virus cúm B chỉ gây bệnh trên người và cũng là nguyên nhân của bệnh cúm mùa xảy ra hàng năm. Virus cúm C chỉ gây bệnh lẻ tẻ trên người, không gây dịch.
Virus cúm rất dễ lây lan trực tiếp từ người này sang người khác, nhất là ở nơi đông người qua những giọt dịch tiết hô hấp phát tán ra không khí khi người bệnh cúm ho, hắt hơi. Ngoài ra virus còn lây qua bàn tay nhiễm dịch tiết có virus. Vì vậy người bệnh cúm được khuyến cáo che miệng mũi khi ho, hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng để hạn chế lây nhiễm cho người khác.
Bệnh cúm mùa được dự phòng bằng cách tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm. Dựa vào hệ thống giám sát bệnh cúm trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dự báo về các loại virus cúm chủ yếu gây ra dịch cúm mùa hàng năm. Đó là cơ sở để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm cho người, bao gồm virus cúm A và virus cúm B
- Đối tượng được khuyến cáo tiêm ngừa cúm:
Mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều cần chích ngừa cúm. Những đối tượng sau càng cần phải chích ngừa hơn:
- Người lớn từ 50 tuổi trở lên
- Người sống ở nhà dưỡng lão
- Người có bệnh tim phổi mạn tính bao gồm người bị hen suyễn.
- Người lớn hay trẻ em bị các bệnh tiểu đường hay thận mạn tính
- Người lớn hay trẻ em bị nhiễm HIV hay được ghép tạng
- Trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày
- Phụ nữ nên chích ngừa cúm trước khi có thai trong giai đoạn có mùa cúm
- Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người sống chung với người có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao.
- Người sống trong vùng dịch cúm lưu hành
- Tác dụng phụ sau tiêm
- Phản ứng tại chỗ: ban đỏ (quầng đỏ), sưng, đau, bầm máu, nốt cứng.
- Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau khớp và đau cơ (Hội chứng giả cúm
- Hiếm gặp: đau dây thần kinh (đau khu trú dọc theo đường đi của dây thần kinh), rối loạn cảm giác (rối loạn về sự cảm nhận đối với cảm giác sờ, đau, nhiệt, chuyển động), co giật hay giảm tiểu cầu thoáng qua (giảm số lượng tiểu cầu, tế bào giữ vai trò quan trọng trong việc đông máu).
- Phản ứng dị ứng, hiếm khi gặp, dẫn đến sốc.
- Hiệu quả:
Người chích ngừa cúm sẽ tạo ra kháng thể (chất bảo vệ) chống lại vi-rút khi họ bị nhiễm. Cần khoảng 2 tuần để tạo ra kháng thể này và khả năng bảo vệ là 50-80% (tức 50-80% người chích sẽ không bị cúm sau khi chích).
- Ai không nên chích ngừa cúm?
Người dị ứng nặng với vaccine, người đang mắc bệnh cấp tính nặng, người có tiền căn Guillain-Barre trong vòng 6 tuần sau khi chích vaccine trước đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Thời điểm chích ngừa:
Vì chủng vi-rút cúm thay đổi hàng năm nên bạn cần chích ngừa cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm. Nên chích càng sớm càng tốt khi có vaccine của năm đó.
Ở Việt Nam thường chích ngừa cúm vào mùa thu sắp sang đông. Nhưng thực ra ở nước nhiệt đới thì cúm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào.
Trẻ em phải chích 2 mũi khi tiêm lần đầu. Người lớn và trẻ đã từng chủng ngừa cúm chích mỗi năm một mũi.
- Lợi Ích Của Tiêm Mũi Tăng Cường Vắc Xin Phòng Covid 19 (30.05.2022)
- Trung Tâm Y Tế Huyện Xuyên Mộc Tổ Chức Khám Sức Khỏe Trở Lại Cho Người Dân (23.05.2022)
- Cập nhật tình hình dịch Corona (04.02.2020)
- Bà Rịa -Vũng Tàu sẵn sàng tiêm vắc xin phòng covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (13.04.2022)
- Tăng cường phổ biến nội dung các Luật (08.03.2022)
- Quyết định 22/2019/QĐ-UBND Bà Rịa - Vũng Tàu mức hỗ trợ từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (29.12.2021)
- Công bố cấp độ dịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Ngày 20/12/2021) (21.12.2021)
- Hướng dẫn cách ly người trở về địa phương từ địa bàn có dịch (09.11.2021)
- Áp dụng khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm đối với người tiêm vaccin phòng COvid-19 AstraZeneca l (01.11.2021)
- Tiếp nhận tài trợ 2 máy lọc thận (24.10.2021)