BÁO ĐỘNG ĐỎ: Thêm trẻ tử vong vì đuối nước do cấp cứu ban đầu sai cách
Tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 3 ca đuối nước nguy kịch, trong đó có 2 trẻ tử vong. Dù đã được các cơ quan chuyên môn và truyền thông cảnh báo nhiều, nhưng tình trạng sơ cấp cứu ban đầu sai cách bằng dốc ngược nạn nhân đuối nước chạy vẫn xảy ra.
Ngày 1/7, trẻ nam (8 tuổi, Bắc Giang) đi chơi với 2 trẻ (9 tuổi và 12 tuổi) và bị ngã xuống ao thả cá. Một lúc sau trẻ mới được vớt lên, người cấp cứu không rõ trẻ có ngừng thở ngừng tim không chỉ biết trẻ tím tái, anh và mọi người lập tức vác chạy, thời gian mất khoảng 10 phút. Sau đó, trẻ được chuyển đến bệnh viện huyện trong tình trạng hôn mê, tím tái, thở ngáp, được đặt nội khí quản chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương trẻ hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Trẻ đuợc các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa điều trị thở máy, ổn định huyết động, kháng sinh, sử dụng biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não. Sau 5 ngày điều trị trẻ tỉnh hơn, tự thở, hô hấp và huyết động ổn định. Tuy nhiên trẻ vẫn cần được điều trị và theo dõi lâu dài về những di chứng thần kinh do thời gian thiếu oxy não kéo dài sau đuối nước vì không được xử lý sơ cấp cứu ban đầu đúng cách.
Đau lòng hơn là trường hợp trẻ nam 5 tuổi, Hải Dương, tai nạn đuối nước tại bể bơi resort khi gia đình đi du lịch do một chút sơ ý để trẻ ở ngoài tầm mắt của người lớn. Khi được vớt lên, tuy trẻ đã trong tình trạng tím tái, không thở, nhưng thay bằng được thổi ngạt và ép tim ngay, trẻ lại vẫn được vác dốc ngược chạy quanh trong vài phút rồi trẻ mới được sơ cấp cứu. Thời gian trẻ có tim trở lại từ lúc được cấp cứu đến khi vào cơ sở y tế ban đầu khoảng 30 phút, sau đó trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi vào đến Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, trẻ trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, đồng tử giãn. Rất tiếc, trẻ đã tử vong sau một ngày vào viện dù đã được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực. Nguyên nhân tử vong là do tình trạng tổn thương não không hồi phục, suy đa cơ quan do tình trạng thiếu ô xy kéo dài
Sơ cấp cứu ban đầu đúng cách – cơ hội sống cho trẻ đuối nước
Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh.
Vì thế, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay vì đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ.
Hà hơi thổi ngạt cho trẻ
Ép tim ngoài lồng ngực
>> Mời Quý vị xem ngay video Hướng dẫn cấp cứu đuối nước dưới đây:
Để phương pháp cấp cứu đuối nước được nhiều người biết và áp dụng đúng, giúp trẻ bị đuối nước thêm cơ hội được cứu sống, quý vị hãy chung tay cùng Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ video và tuyên truyền đến bạn bè, người thân
- Trung tâm y tế xuyên mộc phát động chiến dịch “xanh - sạch - đẹp - thân thiện” (04.04.2025)
- Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị bệnh sởi (02.04.2025)
- Khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi (19.03.2025)
- Chung tay vì một việt nam không còn bệnh lao (17.03.2025)
- Triển khai công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến tại ttyt huyện xuyên mộc năm 2025 (14.03.2025)
- Triển khai Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành y tế Việt Nam (11.03.2025)
- Công đoàn cơ sở Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (10.03.2025)
- Hưởng ứng tuần lễ Glaucoma thế giới năm 2025 (05.03.2025)
- Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc tổ chức họp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và kỷ niệm 50 (26.02.2025)
- Đoàn cán bộ lãnh đạo huyện xuyên mộc thăm, chúc mừng các cơ sở y tế nhân ngày thầy thuốc việt nam (26.02.2025)